Đến với Nhơn Trạch, đến với tương lai

Khi mà TP.HCM ngày một ngột ngạt và bức bối với sự tụt hậu của hệ thống hạ tầng với nỗi ám ảnh kẹt xe, ngập nước, lô cốt và hố tử thần cùng môi trường ô nhiễm, xu thế tìm hướng giải thoát ra các vùng ven, các vùng ngoại thành là tất yếu.

PGS-TS Nguyễn Minh Hòa, Trưởng khoa Đô thị học (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM), cho rằng với mức tăng dân số như hiện nay tại TP.HCM thì việc hình thành các chuỗi đô thị vệ tinh đúng ra phải triển khai từ cách đây từ hàng chục năm về trước. Mô hình chuỗi đô thị vệ tinh là một mô hình giãn dân rất hiệu quả nếu Nhà nước thúc đẩy phát triển để các đô thị này đảm bảo tiện ích sống, công ăn việc làm được phát triển đồng bộ, người dân sẽ tự giác dịch chuyển ra các khu vực ngoại thành một khi họ cảm thấy cuộc sống ở đó dễ chịu hơn.

Bây giờ, để giảm áp lực dân số cho TP.HCM, chỉ còn cách tạo động lực để thu hút dân ra các tỉnh nằm trong vùng đô thị TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An... Các nhà đầu tư cũng đã thấy được tiềm năng nên thời gian qua hàng loạt dự án bất động sản đã được đầu tư tại các địa phương nói trên.

Huyện Nhơn Trạch thuộc tỉnh Đồng Nai, tách ra từ huyện Long Thành, hứa hẹn là một điểm dừng lý tưởng và gần gũi cho việc tìm kiếm nơi chốn an cư với vai trò như một "anh hàng xóm" sát bên TP.HCM.

Với quyết định của Chính phủ, ngay từ năm 1996, Nhơn Trạch đã được quy hoạch thành một vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam, phấn đấu là một thành phố công nghiệp hiện đại đến năm 2020, là đô thị vệ tinh gắn kết các đô thị của TP.HCM - Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ngay từ những năm 2000, hàng loạt dự án, từ khu dân cư, khu đô thị mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp... đã được triển khai nơi đây, đánh thức vùng Nhơn Trạch, một vùng đất có không khí trong lành, nhiều cây xanh, không chịu áp lực dân cư và có con sông Đồng Nai chảy qua.

Nhiều khu đô thị mới đã mọc lên theo hướng phát triển về phía Đông, và ngày càng mở rộng khi các tuyến đường cao tốc dần hoàn thiện và đi vào sử dụng. Với chỉ từ 40 đến 45 phút đi từ TP.HCM bằng xe máy hay xe hơi, Nhơn Trạch sẽ còn gần hơn với người dân thành phố khi chiếc cầu bắc từ quận 9 (TP.HCM) qua thành phố Nhơn Trạch (Đồng Nai) hoàn thành.

Theo khách hàng Lương Hồ Thi Thơ, sau một giai đoạn phát triển quá "nóng" dựa trên nhiều thông tin đồn thổi, thì hiện nay Nhơn Trạch đã được những nhà đầu tư tâm huyết, có trách nhiệm và vốn ổn định dần hoàn thiện hạ tầng cơ sở với đường tráng nhựa, điện nước, mạng viễn thông... hướng đến phục vụ cho khách hàng một cuộc sống an bình và không ô nhiễm.

Còn theo khách hàng Nguyễn Bảo Sơn, Nhơn Trạch đang phát triển đúng với vị thế nối kết với các đô thị lớn khác, gần các tuyến đường cao tốc như tuyến Long Thành - Dầu Giây, tuyến Bến Lức - Long Thành, gần sân bay quốc tế Long Thành, cầu cảng Phước An và được "phủ" trong một không gian cây xanh, với con sông Đồng Nai bao bọc là lợi thế tuyệt đối.

Rất nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị trùm lên một dải đất rộng lớn của Nhơn Trạch từ trung tâm huyện đổ về các xã Phước An, Phú Hội, Long Tân, Vĩnh Thanh, Phú Thanh, Đại Phước, Phú Hữu, Phú Đông, Phước An... được các nhà đầu tư có tâm huyết tiến hành vẫn đã và đang triển khai, với những "tên tuổi" đã được kiểm chứng như Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị, Tổng công ty Phát triển đô thị và khu công nghiệp, Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam, Công ty Cổ phần Địa ốc Thăng Long, Công ty Xây lắp trung ương 2, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội...

Khu đô thị mới Phước An, nằm ở xã Phước An được xây dựng với xu hướng tìm ra một nơi chốn an cư, giải quyết được tận gốc nỗi ám ảnh của người dân thành phố về sự ô nhiễm và chất lượng cuộc sống. Theo ông Võ Tấn Đức, Trưởng phòng Đô thị huyện Nhơn Trạch, Khu đô thị mới Phước An liền kề với với các đô thị mới, gần khu trung tâm hành chánh mới, gần các tuyến đường huyết mạch... là một một những khu dân cư được đầu tư ổn định và có tầm nhìn trên địa bàn. Sau 7 năm khởi công, đến nay Khu đô thị mới Phước An đã hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng của dự án (đường sá, cấp thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh).

Với quan điểm xây dựng một khu dân cư thực sự mới,chủ đầu tư dự án Công ty cổ phần Địa ốc Thăng Long sẽ sử dụng vật liệu xây dựng siêu nhẹ, xanh sạch, không chất độc hại, cách âm cách nhiệt giúp tiết kiệm năng lượng, chống động đất và thân thiện với môi trường. Với những căn nhà trong dự án này, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi từng viên gạch trong căn nhà đều được bảo hiểm tới tận 50 năm. Đây là điều mà chưa một dự án nào ở Nhơn Trạch, Đồng Nai đã làm được.

Chọn Nhơn Trạch cho một nơi chốn an cư hay đầu tư, ngoài sự lựa chọn cho tương lai được sống trong một không gian sống mới, còn là một niềm tin sẽ được bảo đảm những tiện ích sống đích thực, trong mối giao thoa giữa con người với thiên nhiên, giữa người và người...

Quy hoạch chợ nổi tại Nhơn Trạch

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có cuộc họp với các sở ban ngành và UBND H. Nhơn Trạch để nghe báo cáo dự án xây dựng chợ nổi trên sông Đồng Kho (xã Phước An, H.Nhơn Trạch).

UBND tỉnh Đồng Nai vừa có cuộc họp với các sở ban ngành và UBND H.Nhơn Trạch để nghe báo cáo dự án xây dựng chợ nổi trên sông Đồng Kho (xã Phước An, H.Nhơn Trạch).

Dự án chợ nổi Đồng Kho được thiết kế xây dựng trên diện tích 4,8ha, trong đó diện tích mặt nước khoảng 2ha với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỉ đồng Theo báo cáo, khi xây dựng chợ nổi trên sông Đồng Kho nhằm góp phần tiêu thụ hải sản của ngư dân trong khu vực và phát triển các dịch vụ mua sắm, kết nối với các điểm du lịch, ăn uống, phục vụ nhu cầu của nông dân và khách vãng lai.

Tại cuộc họp, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu UBND H.Nhơn Trạch ngoài việc duy trì hoạt động chợ nổi vào mỗi buổi sáng, cần có kế hoạch cụ thể để phát triển chợ chiều; chợ cuối tuần, với các đặc sản, món ăn dân dã của địa phương nhằm thu hút khách du lịch.

Có nên sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM?

Nếu Nhơn Trạch trở thành quận 13, TP.HCM, không những ước mơ một hai cây cầu sẽ trở thành hiện thực, mà nó còn chắp cánh cho con rồng Nhà Bè nâng TP.HCM lên một tầm cao mới, to đẹp hơn, giàu mạnh hơn, khang trang hơn, không ngại biển lớn sóng to, gặt hái những vụ mùa kinh tế bền vững..

So với Hà Nội 3.323,6 km2 (dân số khoảng 6,7 triệu người), diện tích 2.095,6 km2 (dân số 7,6 triệu) của TP.HCM có thể nói là còn khá khiêm tốn. Riêng khu vực Cần Giờ với vùng rừng ngập mặn dự trữ sinh quyển đã chiếm 704 km2.

TP.HCM được đánh giá là đất chật người đông so với các tỉnh thành khác - Ảnh: Diệp Đức Minh

Do đó diện tích hữu dụng thực tế của TP.HCM chỉ vào khoảng 1.400 km2, nhỏ hơn Bangkok (1.569 km2, dân số 6,5 triệu) và Kuala Lumpur (2.486 km2, dân số 8,2 triệu). Các số liệu trên cho thấy việc đặt vấn đề mở rộng TP.HCM không hề phi thực tế, và thậm chí có thể gây ít tranh cãi hơn so với lần mở rộng Hà Nội gần đây.

Tuy vậy mở rộng TP.HCM để làm gì, theo hướng nào, sẽ đem đến lợi ích gì cho TP cũng như địa phương được sáp nhập là điều nên sơ lược tìm hiểu.

1. Để giữ vững và phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, TP.HCM đã định hướng cho mình một trung tâm kinh tế vùng nhìn ra biển. Chúng ta có một mũi tên chỉ về hướng đông TP.HCM.

2. Dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, việc phát triển TP.HCM về khu vực sa bồi của các dòng sông như Nhà Bè, Cần Giờ hoặc dịch sang phía Long An là tối kỵ. TP cần hướng đến những vùng đất cao ráo, nền móng ổn định, chi phí xây dựng thấp, không lo ngập lụt, triều cường. Chúng ta có hai mũi tên chỉ về hướng đông và hướng bắc TP.HCM.

3. Để giảm tải giao thông nội đô, giãn dân và phát triển công nghiệp, TP.HCM cần có một quỹ đất mới giá rẻ, mật độ xây dựng chưa cao, qui hoạch đền bù nhẹ, gần trung tâm nhất. Chúng ta có thêm một mũi tên chỉ về phía đông.

***

Nhơn Trạch rộng 410 km2, dân số 167 ngàn người, nhỏ hơn huyện Củ Chi (435 km2, dân số khoảng 350 ngàn). Nhơn Trạch nằm về phía đông TP.HCM, giao thông sẽ cực kỳ thuận tiện với hệ thống đường hiện hữu và sắp sửa khởi công như quốc lộ 51, cao tốc Long Thành - Dầu Dây, cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch, đường vành đai 3, đường Liên Cảng nối với Cái Mép của Bà Rịa - Vũng Tàu...

Trung tâm huyện Nhơn Trạch nằm trong bán kính 20 km từ quận 1, TP.HCM, cách sân bay Long Thành tương lai chỉ 10 km. Giá chuyển quyền sử dụng đất trên thị trường hiện nay chỉ bằng từ 5% đến 10% giá của quận 2 và quận 7 của TP.HCM, bên kia sông Nhà Bè.

Nhơn Trạch sở hữu bờ đông của sông Nhà Bè, lòng sông rộng và sâu, thuận tiện phát triển một hệ thống cảng biển thay thế cảng Sài Gòn đang chuyển đổi chức năng, đồng thời liên kết hữu cơ với hệ thống cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu.

Người Nhơn Trạch đã và đang chuyển đổi cơ cấu việc làm từ thuần nông sang công nghiệp và dịch vụ với sự ra đời rất nhiều khu công nghiệp thành công hai mươi năm nay. Trở thành người thành phố, thay vì sống bên lề TP.HCM năng động và thịnh vượng, tôi tin sẽ tạo được sự đồng thuận rất lớn trong cư dân bản địa.

Đó là cơ hội đặc biệt cho tất cả mọi người về kinh tế cũng như văn minh. Tách ra khỏi Long Thành từ năm 1994, đất rộng người thưa, sự sáp nhập Nhơn Trạch vào TP.HCM (nếu có) chắc chắn cũng không xuất hiện các phản vệ văn hóa tiêu cực như tiền lệ đây đó.

Nhận định cảm tính thì có khoảng 50% quyền sở hữu đất đai tại Nhơn Trạch thuộc về người TP.HCM hoặc các tỉnh thành khác. Rất nhiều người dân quận 2 và quận 7, đi tìm một môi trường sống khoáng đãng đã chọn Nhơn Trạch để xây tổ ấm hoặc dưỡng già. Nhơn Trạch nếu trở thành một phần TP.HCM, cũng chỉ là đuổi theo thực tế mà thôi.

Về nhân dân Đồng Nai nói chung, chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều. Nhơn Trạch chiếm 7% diện tích đất và 6,2% dân số Đồng Nai, không quá lớn để ảnh hưởng xấu đến toàn tỉnh nếu chia tách. Hơn nữa, vì đại cục, rất khó xuất hiện các quan điểm cực đoan.

Sẽ có người phản biện rằng địa giới hành chính chỉ có tính tương đối trong phát triển kinh tế, đặc biệt là vùng kinh tế mở hướng ra khu vực và thế giới. Tuy vậy vấn đề là có sự lệch pha phát triển của các địa phương, khi đề cập cụ thể đến Nhơn Trạch.

Thật vậy, Nhơn Trạch không phải là trung tâm, là động lực phát triển chính của Đồng Nai. Trong khi đó bên kia bờ sông Nhà Bè lại là quận 2 và quận 7 của TP.HCM, là trung tâm mới, bệ phóng mới mà người dân TP đã và đang chờ mong nhiều năm nay. Sự lệch pha này sẽ dẫn đến hợp tác không đủ mạnh, đủ sâu giữa hai khu vực.

Xin nêu ví dụ nhỏ: Nhân dân Nhơn Trạch và TP.HCM từ lâu mơ ước có một chiếc cầu bắc qua bờ quận 7 hoặc quận 2, chi phí xây dựng tương đương cầu Phú Mỹ (hơn 3.000 tỉ đồng) hoặc gấp hai cầu Sài Gòn 2 (1.500 tỉ đồng), song hai địa phương chưa bao giờ nghiêm túc thảo luận vấn đề này. Trong khi đó nguồn vốn vay ưu đãi từ trung ương vừa hoàn thành cầu Long Thành và chuẩn bị khởi công cầu quận 9 - Nhơn Trạch; cùng hai chiếc cầu nối tiếp nhau là Bình Khánh qua sông Soài Rạp và Phước Khánh qua sông Lòng Tàu trên đường cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch, giá trị tổng cộng bằng 4 đến 6 lần cầu Phú Mỹ vì nó dài hơn và cao hơn.

Người Nhơn Trạch và TP.HCM thường xuyên sử dụng phà Cát Lái để đi lại thường tự trào đây là bến phà lớn nhất Đông Nam Á. Một kỷ lục ngược đời, bởi vì với lượng người và phương tiện qua lại mỗi ngày từ 50 ngàn đến 100 ngàn, thì xây cầu là một giải pháp tiết kiệm nhất và bắt buộc phải làm. Hằng ngày những chiếc phà 200 tấn được Đan Mạch viện trợ cho phà Mỹ Thuận và Cần Thơ xưa kia, vẫn cần cù chuyên chở những dòng người hối hả cùng có một giấc mơ về chiếc cầu hiện đại và tiện dụng.

Nếu Nhơn Trạch trở thành quận 13, TP.HCM, không những ước mơ một hai cây cầu sẽ trở thành hiện thực, mà nó còn chắp cánh cho con rồng Nhà Bè nâng TP.HCM lên một tầm cao mới, to đẹp hơn, giàu mạnh hơn, khang trang hơn, không ngại biển lớn sóng to, gặt hái những vụ mùa kinh tế bền vững...

Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân rất sơ lược của một tân công dân Nhơn Trạch, chắc chắn không tránh khỏi phiến diện, hời hợt, thậm chí ảo tưởng. Rất mong độc giả lượng thứ.

Nhơn Trạch: Tàn tích của siêu đô thị sau những tin đồn

Hiện trạng hoang hóa của khu đô thị Nhơn Trạch sau 20 năm quy hoạch đang là minh chứng rõ nét của những bi kịch từ việc đầu tư theo tin đồn.

Thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai) nằm trong lộ trình quy hoạch hạ tầng giao thông kết nối với TP.HCM như đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cầu Cát Lái và nhiều hạ tầng kết nối khác.

Sau hơn 20 năm quy hoạch, khu đô thị này đã "đánh đắm" nhà đầu tư trên "con tàu" lướt sóng địa ốc.

Hoang tàn sau cơn sốt giá

Huyện Nhơn Trạch chỉ cách quận 2 và quận 9 của TP.HCM một con sông nhưng giá đất chỉ bằng 1/5-1/3 so giá đất của các quận này. Trong quy hoạch tổng thể, thành phố mới Nhơn Trạch có hàng trăm dự án thành phần.

Một số dự án nổi bật tại Nhơn Trạch có khu đô thị mới Đông Sài Gòn (941 ha), Phước An (150 ha), Sunflower (150 ha)... và hàng vài chục dự án khác có quy mô từ một vài đến vài chục ha. Phần lớn dự án hình thành cách đây đã 10 năm nhưng đến nay, tỷ lệ lấp kín vẫn chưa đầy 5%.

Thành phố mới Nhơn Trạch từng một thời thu hút giới đầu tư từ Bắc chí Nam, là tâm điểm của các cơn sốt đất những năm 2007-2008. Khi đó, giá đất dự án tại huyện Nhơn Trạch bị những công ty môi giới bất động sản ra sức "thổi", tăng gấp 3-4 lần trong một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, khi giá hạ nhiệt, Nhơn Trạch nay chỉ còn trơ lại hàng loạt dự án đã hoàn thiện về hạ tầng nội khu nhưng... bị bỏ hoang.


Biệt thự hoang là cảnh dễ bắt gặp ở Khu đô thị mới Nhơn Trạch. Ảnh: Lê Quân

Tại đô thị rộng 41.000 ha, ngay cả khu biệt thự sang trọng nhất cũng chỉ có vài cư dân "bất đắc dĩ" là người bảo vệ kiêm luôn việc ký gửi nhà đất. Những công trình phụ trợ như thảm cỏ được người dân địa phương địa phương tận dụng để... nuôi dê. Còn những lô đất đã làm hạ tầng đầy đủ thì được "quy hoạch" để trồng hoa màu.

Hoang hoá kéo dài, phần lớn lại nằm trong tay giới đầu cơ nên giá đất nền dự án tại Nhơn Trạch "tuột" từ 3-7 triệu đồng/m2 xuống còn 1,3-1,8 triệu đồng/m2. Tuy nhiên giao dịch vẫn trầm lắng.

Tại những dự án được giành nhau mua trước đây của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Tập đoàn Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD), Đệ Tam... nay lô nhô vài nóc biệt thự xây dở, trở thành bãi chăn thả gia súc.

Giá đất Nhơn Trạch lên đỉnh bắt đầu từ năm 2006, khi có thông tin xây cầu nối với quận 9, TP.HCM.

Năm 2014, dự án sân bay quốc tế Long Thành được thông qua chủ trương, đất đai ở huyện Nhơn Trạch lại sốt, sau đó trầm lắng.

Gần đây nhất năm 2016, lại xuất hiện thêm một thông tin kích thích thị trường địa ốc Nhơn Trạch là kế hoạch xây cầu Cát Lái đang được bàn thảo.

Dự án khu dân cư của Công ty cổ phần Đầu tư đô thị và khu công nghiệp miền Nam (Suzicorp) có 40,95 ha trên địa bàn xã Phước An và xã Long Tân có quy hoạch 1/500, được triển khai từ tháng 4/2009 nhưng đến nay vẫn chưa có hạ tầng. Ngoài con đường trải đá lổn nhổn và tấm pano vẽ phối cảnh, dự án trên chẳng có gì sau hơn 10 năm triển khai.

Khu dân cư Phước An - Long Thọ của HUD với tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng đã được phân lô, hoàn thiện về điện - nước cũng chịu chung số phận bị bỏ hoang.

Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, đó là hệ quả của tình trạng đầu cơ nhà đất.

"Năm 2007, khi thị trường nhà đất lên cơn sốt, nhiều chủ đầu tư đã đổ tiền xây dựng những khu biệt thự với mục đích đón đầu để kiếm siêu lợi nhuận. Cũng trong xu thế đón gió đó, không ít nhà đầu tư thứ cấp mua xong để đấy nhằm đẩy giá lên cao. Nhưng khi thị trường ngày càng lao dốc thì việc bán ra trở nên khó khăn", ông nói.


Quy hoạch hạ tầng nội khu hoàn chỉnh để trồng hoa màu. Ảnh: Lê Quân

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho hay thực trạng khi đó đã vô tình biến nhà đầu tư thứ cấp trở thành nạn nhân. Những người này bị cuốn vào cơn sốt đất.

Khi thị trường đi xuống dưới mức đầu tư ban đầu thì nhà đầu tư lại không cắt lỗ, đành để những căn biệt thự phơi nắng, chờ thị trường nổi gió.

Chủ đầu tư với những "cú hớ" lịch sử

Nhìn lại thời gian cực thịnh, các nhà đầu tư phát triển BĐS lũ lượt đổ về Nhơn Trạch để đầu tư vào các dự án có quy mô lớn. Chỉ một vài năm sau, khi đứng trước bài toán về tính thanh khoản của thị trường, họ đã lặng lẽ rút lui hoặc làm cầm chừng chờ hạ tầng.

Nhiều nhà đầu tư đánh giá đây chính là "cú hớ" lịch sử trong quá trình đầu tư của mình. Cụ thể, trong số 74 dự án đã được duyệt thì mới chỉ có 12 dự án đã triển khai.

Chủ đầu tư một dự án tại đây cho biết chẳng ai muốn khu đô thị của mình hoang vắng. Tuy nhiên, việc kết nối hạ tầng giữa TP.HCM và Nhơn Trạch nằm ngoài tầm của các chủ đầu tư.

"10 năm trước, mô hình cam kết 'tay 3' (người mua - người bán - ngân hàng) đã làm nhiều người đổ xô lướt sóng địa ốc. Đến nay, hạ tầng kết nối chưa thành hình, thị trường đóng băng. Người sừng sỏ trong nghề cũng sa lầy với hàng trăm ha trong tay, tiến thoái lưỡng nan, ôm nợ", ông phân tích.


Những tàn tích hoang phế của khu đô thị sau nhiều năm đầu tư theo tin đồn. Ảnh: Lê Quân

Cách đây chưa lâu, Tập đoàn Berjaya - chủ đầu tư Trung tâm Thành phố mới Nhơn Trạch - xin trả lại dự án 2 tỷ USD. Theo thống kê từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, tính đến cuối năm 2010, vốn thực hiện của dự án này là 1 triệu USD. Năm 2011, dự án không tiếp tục giải ngân và cuối năm 2012, Berjaya xin trả lại.

Về lý do tháo chạy, thời điểm đó, ông Mor Chun Lin, Trưởng đại diện Berjaya tại Việt Nam, cho rằng dự án lớn, thời gian triển khai dài. Nếu triển khai vào năm 2013, riêng việc xây dựng hạ tầng đồng bộ đã mất vài năm nên không biết khi nào mới có sản phẩm để kinh doanh. Còn nếu triển khai trong giai đoạn khó khăn thì câu hỏi đặt ra là ai sẽ mua nhà, giá bao nhiêu là hợp lý.

Công ty con của Tín Nghĩa Corp là CTCP Đầu tư Nhơn Trạch (NIC) đang mắc kẹt với Khu đô thị Đông Sài Gòn tại Đồng Nai với tổng mức đầu tư dự kiến là 6 tỷ USD, quy mô hơn 940 ha.

Để có vốn, năm 2009, NIC phát hành 2 đợt trái phiếu 1.000 tỷ đồng cho GPBank đã đáo hạn vào tháng 8, tháng 12/2014. Đầu tháng 3/2015, NIC ký phụ lục hợp đồng gia hạn nợ gốc, lãi đến 2018.

Đến nay, số tiền đầu tư vào Đông Sài Gòn của NIC đã là hơn 472 tỷ đồng và hơn 722 tỷ tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, dự án gần như chưa có doanh thu.

Những biệt thự bỏ hoang ở Nhơn Trạch nhìn từ trên cao Nhìn từ trên cao thành phố mới Nhơn Trạch hiện là những ô đất trống rộng lớn, chỉ thưa thớt những căn biệt thự bỏ hoang, vắng bóng người ở.

Theo đánh giá của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, phần lớn đất đai của các dự án tại Nhơn Trạch hiện nay đều nằm trong tay giới đầu cơ, tạo sóng bởi tin đồn nên việc hình thành một khu dân cư ổn định là rất khó.

Theo ông, những hứa hẹn đầy triển vọng về tiềm năng bất động sản Nhơn Trạch từ dự án sân bay Long Thành cần đợi hơn 10 năm, do đến năm 2025 sân bay mới được đưa vào khai thác.

ngã ba nhơn trạch đồng nai

TTO - Rạng sáng 2-9, hàng trăm xe đi "bão" đã tụ tập trên quốc lộ 51, đoạn qua các xã Long Phước, Phước Thái và ngã ba Nhơn Trạch(huyện Long Thành, Đồng Nai) "quậy" tưng bừng.

Theo ghi nhận của PV, khoảng 2g45 sáng cùng ngày, hàng trăm xe máy các loại đổ về quốc lộ 51 (đoạn qua xã Long Phước, huyện Long Thành) sau đó tụ về khu vực ngã ba Nhơn Trạch (huyện Long Thành).

Trong khi vài xe độ nẹt pô inh ỏi dàn hàng ngang thì nghe tiếng hô hoán "có công an" nên các xe nháo nhào tháo chạy về nhiều hướng.

Một lát sau, hàng trăm xe máy và cả ngàn thanh niên nam nữ tiếp tục bu kín quốc lộ 51 (đoạn qua xã Phước Thái, huyện Long Thành).

Hàng trăm xe máy đậu dọc làn ôtô trên đường làm thành đường đua cho các xe "cọp" rồ ga tăng tốc. Các "quái xế" cùng đoàn xe đi "bão" đua dọc theo QL51, bắt đầu khoảng 4g đến 4g30 phút thì kết thúc.

Cuộc đua của các "quái xế" khiến giao thông qua khu vực khó khăn, nhiều xe khách, container... nối đuôi chờ.  

Hàng trăm quái xế quậy trên Quốc lộ 1 vào lúc rạng sáng

Chiều 2-9, thượng tá Nguyễn Minh Sáng, người phát ngôn Công an tỉnh Long An, cho biết nhận được thông tin về việc nhiều xe máy tập trung quần thảo vào rạng sáng cùng ngày.

Trước đó, khoảng 2g ngày 2-9, hàng trăm xe máy do các thanh niên tụ tập quần thảo suốt một đoạn đường từ khu vực Cầu Voi (Km 1942) đến ngã ba Bình Ảnh (ấp 7, Nhị Thành, Thủ Thừa, Long An).

Những xe máy này tập trung dàn hàng ngang rồi chạy lạng lách, nẹt pô trong hơn 2 tiếng đồng hồ.

Thượng tá Sáng cho biết Công an tỉnh đã tiếp tục triển khai lực lượng tuần tra liên tục trên các tuyến đường trọng điểm, đặc biệt là trên Quốc lộ 1A để ngăn chặn tình trạng các xe máy tụ tập, gây mất trật tự giao thông.


© 2017 Harris & Miller Real Estate. 12 Pike St, New York, NY 10002
Powered by Webnode
Create your website for free! This website was made with Webnode. Create your own for free today! Get started